Chăm Sóc Cơ Thể Trong Thời Gian Mang Thai

Chăm Sóc Cơ Thể Trong Thời Gian Mang Thai

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc thai phụ

Khi mang thai, do nội tiết tố tiết ra nhiều nên làm thay đổi ở hầu hết các bộ phận cơ thể, kể cả vú, da, tóc, răng và nướu; để duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất, bạn cần thay đổi thói quen thường ngày. 

Hơn nữa, vùng bụng càng lúc càng lớn có thể ảnh hưởng đến vóc dáng của bạn, vậy cần phải quan tâm hơn đến dáng đứng hoặc cách cử động của mình.

Da của bạn sẽ dãn ra khi có thai vì các hoocmôn làm cho da giữ độ ẩm, trở nên mềm mại hơn, ít nhờn và ít nổi mụn hơn. Lượng máu tăng lên lưu thông khắp cơ thể làm da bạn hồng hào. 

Tuy nhiên, điều trái ngược đôi khi cũng xảy ra. Các mảng đỏ trên da có thể lan rộng ra, mụn trứng cá diễn biến xấu đi, một số vùng bị khô đi, tróc vảy và bạn có thể nhận thấy trên mặt các mảng sậm hơn.

Chăm sóc da

Đây là một số lời khuyên tổng quát. Xà bông tắm thường làm mất chất nhờn tự nhiên của da, nên càng ít dùng càng tốt. Nên dùng thử sữa tắm của em bé hoặc các loại xà phòng tắm có gốc glycerin và dung dịch tắm. 

Luôn luôn dùng dầu tắm cho đỡ khô da. Đừng nằm trong bồn tắm quá lâu với nước sẽ làm da bị mất nước. Trang điểm làm bạn tự tin hơn và mỹ phẩm có thể coi như chất tạo ẩm tốt cho da, làm da đỡ mất nước. Các loại dầu vật lý trị liệu cũng có thể cho kết quả tuyệt vời làm bạn thư giãn và thấy khỏe ra, nó sẽ để lại một lớp dầu mỏng trên da, giúp giữ cho da mềm mại và ngừa mất nước, ngừa các thương tổn do mất nước.

Da thâm 

Xảy ra ở mọi phụ nữ, đặc biệt ở những nơi trên thân thể có màu da sẫm, chẳng hạn như tàn nhang, nốt ruồi, và quầng vú. Bộ phận sinh dục ngoài của bạn và da của vùng ven đùi, quầng mắt, nách cũng có thể trở nên đậm hơn. 

Một lằn sậm màu thường xuất hiện dưới rốn, nó đánh dấu sự phân cách các cơ bụng đang căng ra đôi chút chừa chỗ cho dạ con đang lớn dần lên. Bạn nên rất cẩn thận khi đứng lên từ tư thế ngồi xổm. Ngay cả sau khi sinh đường vằn này và quầng vú vẫn có màu đậm hơn rồi sau đó mới dần dần phai đi.

Ánh nắng làm tăng thêm độ đậm ở những khu vực da đã có màu đậm. Nhiều phụ nữ thấy rằng khi mang thai, da của họ bị sẩm hơn bình thường. Vì tia cực tím có liên quan đến bệnh ung thư da và người ta chưa rõ hậu quả của chúng để lại trên da bé còn trong bụng, cho nên tốt nhất, bạn cần tránh dùng đèn chiếu cực tím. Khi ở ngoài trời nên mặc quần áo che kín, hoặc dùng kem chống nắng.

Da nám

Đây là loại sậm da đặc biệt, thường được gọi là mặt nạ của thai nghén. Nó xuất hiện từng mảng màu nâu trên sống mũi, gò má và cổ. 

Chỉ có cách duy nhất để xử lý chứng nám là dùng kem che hoặc mỹ phẩm thoa lên cho bớt đi. Đừng bao giờ tẩy vết da sậm đó, các mảng da sậm này sẽ bắt đầu nhạt đi trong khoảng 3 tháng sau sinh. 

Ngược lại, có một số phụ nữ da đen lại có những đốm da nhạt hơn trên cổ và gương mặt. Những đốm này có thể sẽ biến mất sau sinh.
Những gân máu li ti.

Tất cả các mạch máu đều trở nên nhạy cảm lúc bạn đang có thai, nhanh chóng nỡ ra khi bạn nóng nực và co lại khi bạn lạnh. Do đó, các mạch máu li ti bị vỡ ra còn gọi là gân máu, nổi lên trên mặt của bạn, đặt biệt trên hai gò má. 

Đừng lo lắng gì, những gân máu này sẽ nhạt đi sớm sau khi sinh và có thể bị biến mất sau 3 tháng.

Mụn

Nếu làn da của bạn có xu hướng nổi mụn trước kỳ kinh, bạn có thể có mụn từ lúc này, nhất là trong 3 tháng đầu, khi các nội tiết tố trong cơ thể kích thích các tuyến bã nhờn trong da chưa đạt được mức quân bình. 

Hãy giữ da càng sạch càng tốt và hãy dùng dung dịch làm sạch da từ 2 – 3 lần một ngày để ngừa mụn. Nếu mụn nổi lên, hãy bôi chút ít kem sát trùng. Đừng bao giờ nặn mụn, điều này chỉ làm cho mụn càng ăn sâu hơn dưới da.

Các vết nứt rạn

Có khoảng 90% phụ nữ có thai có các vết rạn trên bụng. Những vết rạn thường xuất hiện trên bụng nhưng chúng cũng có thể có ở đùi, mông, vú và bắp tay. Bạn không thể bôi lên da hoặc ăn bất cứ cái gì do các nội tiết tố ở mức cao khi có thai. 

Việc tăng cân từ từ cũng làm cho da căng ra, tuy cũng có người được trời ban cho làn da dễ đàn hồi hơn những người khác. Trong khi mang thai, các vằn sọc đo đỏ nổi lên rõ, nhưng vài tuần sau khi sinh, chúng sẽ lạt đi và lặn mất, chỉ để lại các lần trắng mờ khó nhận thấy.

Răng

Trong khi mang thai bạn sẽ dễ dàng bị mẫn cảm hơn bình thường đối với những vấn đề về nướu do lượng cung cấp máu gia tăng và mức progesron cao làm cho các mô mềm đi. 

Lượng máu gia tăng cũng làm tăng áp lực trong các mao quản bé li ti xung quanh vành nướu răng, thường dễ gây chảy máu. Dinh dưỡng quân bình giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng và nướu. Chất canxi đủ và protein có chất lượng cao cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin B, C và D sẽ giúp bạn trong vấn đề này. 

Bạn nên đến nha sĩ ít nhất một lần trong thai kỳ và nhờ nha sĩ làm vệ sinh răng và nướu để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng cho nướu, nhưng hãy nhớ nhắc nha sĩ là bạn đang có thai vì bạn nên tránh các tia X.


 
Dr. Mirian Stoppard