Thời gian làm việc (từ T2 đến T7)
Sáng: 08:00 - 12:00
Chiều: 01:30 - 06:30
ĐT: 0919 632 796/ (028) 3517 2115
Trang chủ
MOMCARE
Dịch vụ
Nguyên liệu
Kiến thức
Ý kiến - KH
Liên hệ
Chăm sóc mẹ bầu
Chăm sóc sau sinh
Chăm sóc bé
Kiến thức khác
Chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai
Những Ích Lợi Của Việc Tập Thể Dục Trong Thời Kỳ Mang Thai
Nên Tránh Những Hoạt Động Sau Trong Thời Kỳ Mang Thai
Tại Sao Cần Phải Bổ Sung Sắt Và Canxi Trong Thời Gian Mang Thai
Thai Phụ Không Ăn Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Như Thế Nào
Mẹ Bầu Nên Tránh Ăn Những Thực Phẩm Gì Trong Thời Gian Mang Thai
Dinh Dưỡng Cho Mẹ Và Bé Trong Thời Kỳ Mang Thai
Cách Giữ Gìn Sức Khỏe Trong 3 Tháng Giữa Thai Kỳ
Cách Tính Ngày Dự Sinh
Những Việc Mẹ Bầu Nên Làm Với Thai Nhi
Xem tất cả
Cách Giữ Gìn Sức Khỏe Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
Chia sẻ kinh nghiệm
chăm sóc mẹ bầu
Trong thời gian này, bạn sẽ cảm thấy đau lưng hơn khi bụng ngày càng to và thường thấy mệt. Ngủ sẽ trở nên khó khăn vì bạn thấy nằm kiểu nào cũng không thoải mái.
Đừng uống thuốc ngủ, thuố
c ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến bé. Làm gì cũng nên chậm rãi để bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Massage nhẹ nhàng có thể giúp bạn thoải mái.
Nên ăn nhiều trái cây, rau tươi và uống ít nhất 8 ly nước một ngày. Có thể bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường và đôi khi bị táo bón.
Lúc này bạn cần phải đi khám thai thường xuyên hơn. Có nhiều xét nghiệm mà bác sĩ sẽ dùng để đánh giá sức khỏe của bé, ví dụ như siêu âm, theo dõi tim thai và đo nội tiết tố.
Bác sĩ sẽ nói với bạn ở mỗi giai đoạn phải làm cái gì và tại sao phải làm. Không như những xét nghiệm đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai - sinh thiết vi mao màng đệm, chọc dò ối, chọc dò dây rốn - không có xét nghiệm nào đau hoặc có hại trong thời kỳ này.
Xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp phải làm thường xuyên cũng như phải xem tay chân có bị sưng không, mặc dù biểu hiện này là bình thường nếu không có dấu hiệu gì khác kèm theo. Từ tuần thứ 36 cho đến khi chuyển dạ bắt đầu, bạn sẽ khám thai thường xuyên hơn những tháng trước.
Cao huyết áp có thể là vấn đề ở thời kỳ cuối này. Dấu hiệu báo động quan trọng là sưng bàn tay, cổ tay, mắt cá, chân và mặt. Bác sĩ và nữ hộ sinh luôn để ý những dấu hiệu này khi bạn đến khám thai.
Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhau, ngăn cản không cho nhau đem đủ chất bổ đến cho bé. Bạn phải nhập viện ngay nếu mắc bệnh.
Dr. Mirian Stoppard
Mom Care: Dịch vụ
chăm sóc sau sinh tại nhà ở TPHCM