Cách tránh cho trẻ sơ sinh bị tưa miệng

Cách tránh cho trẻ sơ sinh bị tưa miệng

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bé
 
Tưa miệng là một bệnh nhiễm nấm xuất hiện ở niêm mạc miệng. Loại nấm này bình thường có thể thấy những trẻ em khỏe mạnh nhưng không gây bệnh vì sức chống đỡ của cơ thể tốt. Trên những trẻ  đẻ non, ốm yếu, nuôi dưỡng kém, sức đề kháng yếu, nấm đó dễ phát triển thành bệnh. Người ta nhận thấy đối với trẻ mới đẻ, nguồn lây trực tiếp có thể là nấm trong âm đạo của người mẹ.
 

Khi phát triển nhiều, nấm tạo thành những lớp vảy trắng giống như cặn sữa bao phủ khắp niêm mạc miệng, lợi, vòm miệng và vòm hầu. Nếu nấm phát triển nhiều làm cho bé đau không bú được, quấy khóc và gầy sụt nhanh. Khi mới xuất hiện, nấm rất dễ chữa. Có thể đánh tưa bằng mật ong ngày 2-3 lần trong vòng 3-5 ngày sẽ khỏi. Nếu không chữa sớm, nấm có thể lan rất nhanh xuống cả thực quản, dạ dày gây tiêu chảy rất khó chữa và nguy hiểm hơn nữa là gây viêm phổi do nấm.
 
Để tránh cho trẻ nhỏ khỏi bị tưa miệng do nấm thì cần giữ vệ sinh trong khi nuôi trẻ như rửa và luộc kỹ chén thìa trước khi cho trẻ ăn, lau sạch đầu vú, rửa tay trước khi cho trẻ bú. Nếu trong nhà có người mắc bệnh nấm (thường là cụ già) thì nguồn lây chính là nước bọt, phân hoặc bụi. Điều cần chú ý nữa là những trường hợp cho trẻ dùng thuốc kháng sinh kéo dài rất dễ làm xuất hiện nấm ở miệng. Trường hợp bé nhà bạn nếu mới bị, bạn hãy tưa lưỡi cho bé như cách nói trên; nếu bé bị tiêu chảy hoặc ho nhiều, cần đưa bé đi khám chuyên khoa nhi để được kê đơn dùng thuốc thích hợp.        
 
BS. Nguyễn Kim Dung (Theo Sức khỏe và đời sống)


Mom Care: Dịch vụ chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp tại nhà ở TPHCM