Chia sẻ kinh nghiệm cham soc sau sinh
Một trong những điều khiến cho các bậc cha mẹ mãn nguyện nhất là được cùng chia sẽ và dõi theo sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của con trẻ. Để giúp con bạn phát triển một cách thích hợp và đạt đến khả năng tối đa của bé, bạn cần phải khuyến khích, động viên bé học tập những kỹ năng mới đồng thời cũng cho phép con mình phát triển theo cách riêng của bé.
Con bạn bắt đầu phát triển ngay từ rất sớm sau sinh và bé rất ham thích học hỏi. Bạn sẽ thấy bằng chứng của việc này khi bạn quan sát thấy một bé ngay sau khi sinh: mọi đều bước vào thế giới này với một trạng thái “rất hiếu động” và trạng thái này có thể kéo dài đến một giờ. Bé giống như một miếng bọt biển muốn hút hết mọi thông tin mới mẻ ở môi trường xung quanh về phía mình.
Bé lập tức nhận ra giọng nói của hai vợ chồng bạn. Bé đã nghe những giọng nói này trong suốt thời gian còn nằm trong bụng mẹ và nhận ra chúng ngay khi bé chào đời.
Con bạn được sinh ra với một tiêu điểm cố định từ 20 - 25 cm. Nếu bạn giữ bé cách mặt mình ở khoảng cách này lúc mới sinh, bé sẽ trông thấy bạn rõ ràng và mỉm cười với bạn
Bé có một khứu giác nhạy bén có khả năng ghi nhớ và nhận biết được mùi tự nhiên của cơ thể bạn.
Nếu bé có thể nhìn thấy mặt bạn và cử động của môi bạn(ở khoảng cách 20 - 25 cm) bé sẽ “nhăn mặt” bé đang cố gắng giao tiếp với bạn.
Kích Thích con bạn
Cả cha lẫn mẹ đều nên là những người thầy và bạn cùng chơi với con mình. Nếu các bạn muốn con trẻ phát triển hết mức các bạn phải cung cấp tất cả các loại kích thích khác nhau thông qua việc chơi đùa và tiếp xúc với bé. Công việc của các bạn là dạy bé trở thành một người giàu trí tưởng tượng, thích mạo hiểm, ham hiểu biết, hữu ích và rộng lượng. Bạn không nên tiếc lời khen ngợi và động viên bé khi bé học hỏi những kỹ năng mới và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.
Các quy luật của sự phát triển
Mặc dù nhìn con bạn phát triển thật là tuyệt vời nhưng điều quan trọng là không đẩy bé vượt quá những giới hạn của bé. Bé tự có một thời gian biểu của mình và việc cố gắng thiết lập một cái khác chỉ tốn công vô ích. Bạn nên ghi nhớ những điều sau:
Không có chuyện hai đứa bé cùng phát triển với một tốc độ y như nhau vì vậy bạn đừng so sánh con bạn với một trẻ khác – cho dù chúng biết nói hay biết đi trước cả bé.
Phát triển là một quá trình liên tục, mặc dù một vài kỹ năng bé đạt được trong thời gian rất ngắn trong khi đó các kỹ năng khác thì chậm hơn, ví dụ một bé đi đứng rất vững nhưng bé có thể rất vụng về khi ăn uống.
Trước khi được mười tháng tuổi, bé không biết nói những từ có nghĩa và thời gian lâu sau đó vẫn chưa nói lưu loát được. Bé sẽ tự nỗ lực học nói bằng việc bi bô, khóc và cười khúc khích; từ lúc sinh bé thường “mấp máy” môi tuy nhiên bé sẽ không nói được những từ chính xác.
Sự phát triển của toàn bộ cơ thể phù thuộc vào mức độ trưởng thành của não cũng như các mối liên kết của não, dây thần kinh và các cơ đã phát triển hay chưa. Điều này mang tính cá thể đối với mỗi bé, vì vậy bé không thể đi hoặc nói chuyện cho đến khi tất cả các mối liên kết được thiết lập đúng mức. đến khi bé 18 tháng tuổi bé mới có thể kiểm soát bàng quang của mình. Nếu bạn muốn bé biết sử dụng bô sớm hơn, việc này rất dễ thất bại và có thể làm chậm tiến triển của con bạn khi bé cố gắng thực hiện kỹ năng này sau đó.
Tiến trình phát triển đi từ đầu đến chân vậy khi con bạn có thể giữ vững đầu bé thì bé mới ngồi được và đến khi bé có thể ngồi thì bé mới đứng được.
Những kỹ năng sẽ dần hoàn chỉnh: chẳng hạn như vào khoảng năm tháng tuổi bé dùng toàn bộ bàn tay nắm lấy đồ vật, vào tám tháng tuổi bé có thể nhặt lấy đồ vật bằng các ngón tay và khi mà tất cả thần kinh và cơ được liên kết với nhau, bé có thể dùng ngón trỏ và ngón cái nhặt lấy đồ vật.
Bạn nên biết là sự kích thích quá mức cũng có hại như kích thích không đủ; nếu bé luôn bị cách ly khỏi tiếng động và không được vận động, con bạn sẽ trở nên rất lúng túng và tiến bộ rất ít.
Dr. Mirian Stoppard