Cách Xử Lý Khi Núm Vú Bị Nhức Sau Sinh

Cách Xử Lý Khi Núm Vú Bị Nhức Sau Sinh

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sau sinh


Khi mới bắt đầu cho bé bú, đầu vú của bạn sẽ cảm thấy hơi căng. Hiện tượng này rất thường xảy ra, nó sẽ biến mất sau đôi ba ngày. Tuy nhiên, mặc dù là một vấn đề bình thường trong những tuần lễ đầu, đau nhức núm vú có thể trở thành chuyện rất khổ sở.

Dứt vú ra khỏi miệng bé không đúng hoặc thiếu cẩn thận là những nguyên nhân chính làm đầu vú bị đau nhức và bị nứt nẻ. Nhưng nếu cẩn thận làm đúng cách vào lúc bắt đầu và khi kết thúc việc cho bé bú thì bạn sẽ tránh được những vấn đề này, và cũng là việc làm cực kỳ cần thiết nếu bạn muốn chữa lành những đau nhức đã xảy ra trước đó.

Núm vú bị đau sẽ mau khỏi khi bạn để trần ra không khí, do đó nếu có thể được, thỉnh thoảng bạn nên để ngực trần hoặc không mặc nịt ngực, nhất là lúc đang nghỉ ngơi.

 


Núm vú bị nứt

Nếu một núm vú của bạn bị nứt nẻ, bạn có thể ngừng cho bé bú vú bên nứt 72 giờ đồng hồ và hãy nặn bớt sữa ra để tránh vú bị căng sữa. Núm vú nứt có thể rất đau và có thể bị nhiễm trùng. Để tránh bị nứt núm vú, hãy nhỏ một ít dầu tắm em bé vào miếng lót đặt lên vú.

Viêm vú

Các dấu hiệu ban đầu của viêm vú (nhiễm trùng vú) là vú sưng lên, sờ vào thấy đau, da vú mẩn đỏ, kèm theo triệu chứng y như lúc bạn bị cúm, có thể bị sốt cao, nóng lạnh đau nhức, đau đầu và có thể bị nôn mửa. Nếu bạn cho rằng mình bị nhiễm trùng vú, bạn phải liên lạc với bác sĩ.


Bác sĩ sẽ điều trị bằng trụ sinh và bạn sẽ khỏi sau vài ngày. Bạn không phải lo lắng về việc chứng viêm nhiễm này sẽ lây qua cho bé của bạn vì nó chỉ ảnh hưởng đến tế bào vú của bạn mà thôi chứ không ảnh hưởng gì đến nguồn sữa.


 
Dr. Mirian Stoppard