Chia sẻ kinh nghiệm cham soc be
Hầu hết trẻ em hình thành thói quen ngủ khoảng hai giờ vào buổi sáng và lặp lại vào buổi chiều. Tuy nhiên luôn luôn có những ngoại lệ. Tuy những bé dễ thức khiến bạn bực dọc, nhưng cuối cùng chúng sẽ đền đáp lại bạn bởi đây thường là những đứa bé rất lanh lợi và giàu tình cảm cho nên bạn đừng nản lòng.
Bé thao thức vì bé yêu mến bạn, khao khát được kết thân với bạn, bé không hề có ý phá giấc ngủ của bạn mà thật sự bé chỉ muốn học hỏi và giao tiếp với bạn. Cứ mỗi phút thức cùng bạn, bé sẽ tạo nên những mối liên kết mới với thế giới bên ngoài và hình thành nhiều kỹ năng mới. Cả bạn cũng nên suy nghĩ về điều này, khi bé thức suốt ngày nếu bé không mệt thì tại sao bé phải ngủ? Từ cách của bé thì việc bé ở với bạn là tốt hơn vì vậy bạn đừng ngạc nhiên nếu bé khóc khi bạn rời khỏi bé.
Những việc bạn nên làm:
Giữ cho thân nhiệt của bé ổn định, sờ da bé để xem bé có bị quá nóng hay quá lạnh hay không, nếu cần thiết thì đắp thêm hay lấy ra. Kiểm tra nhiệt độ phòng.
Nếu tả ướt hoặc dơ thì hãy thay tả cho bé, nếu cần thiết thì làm dịu vùng quấn tả bằng kem làm mát.
Dùng nôi đu đưa hoặc đẩy xe nôi của bé một cách nhịp nhàng.
Cho bé nghe đĩa nhịp đập của tim nếu bạn có âm thanh quen thuộc mà bé đã nghe khi còn trong bụng mẹ.
Cho bé nghe loại nhạc mà bạn đã nghe trong suốt thai kỳ hoặc chỉ cần một hộp âm nhạc đồ chơi với giai điệu đơn giản hoặc lặp đi lặp lại cũng có thể thật sự hiệu quả.
Đặt nôi cạnh bên giường bạn. Bạn không cần đỡ bé dậy, chỉ cần nói chuyện với bé đu đưa nôi là được.
Nếu bé thật sự không thích ngủ bạn đỡ bé dậy và đặt vào ghế của bé để bé có thể trông thấy bạn.
Treo đồ chơi trên nôi, nhờ đó bé có vật gì đó thích thú để nhìn khi thức giấc. Đồ chơi di động phát ra tiếng nhạc là lí tưởng nhất.
Gắn “dụng cụ tập thể dục cho em bé” (baby gym) có nhiều tiếng động và chất lượng khác nhau, bắt ngang qua nôi hoặc gắn vào thanh giường để bé có thể với tới nó.
Dr. Mirian Stoppard